Giỏ hàng

Kiểm nghiệm yến sào

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, yến sào đang trở thành mặt hàng được tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn. Để đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh ATTP cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về xuất khẩu, các cơ sở kinh doanh phải tiến hành kiểm nghiệm yến sào để kiểm soát chất lượng cũng như khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1. Tại sao phải kiểm nghiệm yến sào ?

  • Theo Chi hội yến sào Việt Nam, việc kiểm nghiệm yến sào là cần thiết vì hiện nay, vẫn còn nhiều nhà yến tự phát, vệ sinh không sạch. Các nhà yến tự thu hoạch tổ yến, tự sơ chế tại nhà và bán nhỏ lẻ dẫn tới hàm lượng nitrat trong tổ rất cao, khiến tổ yến không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa đảm bảo vệ sinh ATTP cũng như chưa đạt yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
  • Kiểm nghiệm yến sào được xem là một cách để đánh giá nguyên liệu đầu vào, thể hiện những đặc điểm nổi bật của yến về chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn của yến sào để đánh giá yến sào có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không, có bảo đảm cho quy trình sản xuất để tạo yến sào hoàn thiện về mẫu mã và chất lượng hay không.
  • Kiểm nghiệm yến sào là một khâu quan trọng, bắt buộc để tiến hành công bố yến sào. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, bán buôn, các cơ sở kinh doanh, buôn bán cũng phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định của pháp luật.

2. Các quy định, quyết định kiểm nghiệm yến sào

Theo quy định hiện hành, các chỉ tiêu kiểm nghiệm yến sào sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quyết định, quy định sau:

  • QĐ 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3: 2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
  • QCVN 6-2:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn

3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm yến sào

Dựa vào các Quyết định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các chỉ tiêu kiểm nghiệm yến sào được đưa ra gồm:

3.1. Chỉ tiêu Cảm Quan:

Khách hàng cũng có thể đánh giá chất lượng yến sào thông qua một vài yếu tố cảm quan như nhận biết về trạng thái, mùi vị, màu sắc… Do đó các chỉ tiêu cảm quan đối với thực phẩm yến sào rất quan trọng mà mọi nhà sản xuất không thể bỏ qua.

  1. Trạng thái    
  2. Vị 
  3. Màu sắc  
  4. Mùi    
  5. Tạp chất thấy bằng mắt thường

3.2. Chỉ tiêu Hóa Lý và một số chỉ tiêu đặc biệt:

Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin trong đó có nhiều loại axit amin mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được như:  Valine, Leucine, Isoleucine, Methionine, Tryptophan, Threonine,  Lysine, Phenylalanine, Histidine…

Ngoài 18 loại axit amin thiết yếu, yến sào còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Doanh nghiệp có thể tham khảo bảng chỉ tiêu dưới đây :

  1. Độ ẩm
  2. Carbohydrate
  3. Protein
  4. Năng lượng
  5. Lipid
  6. Tỷ trọng
  7. Tro tổng
  8. Xơ dinh dưỡng
  9. pH
  10. Xơ hòa tan
  11. Chỉ số không hòa tan
  12. Các axit amin: bao gồm 18 loại acid amin
  13. Biogenic Amin
  14. Vitamin: A, D3, B, E, PP, K,…

3.3. Chỉ tiêu Kim loại, Nguyên tố vi lượng trong kiểm nghiệm yến sào:

Yến sào còn có chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể  như Mn, Br, Cu, Zn…Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá như Cr, Se làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, các kim loại nặng như chì, kẽm, thủy ngân… nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính do đó cần phải kiểm soát chặt chẽ.

  1. Natri
  2. Thủy ngân
  3. Cadimi
  4. Chì
  5. Đồng
  6. Canxi
  7. Selen
  8. Kali
  9. Magie
  10. Mangan
  11. Sắt
  12. Kẽm
  13. Niken

3.4. Chỉ tiêu Vi sinh:

Việc kiểm tra vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm nhằm đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cho người tiêu dùng an tâm với sự lựa chọn của mình.

Các loại vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm bao gồm : Coliforms, Escherichia Coli, Clostridium perfringens, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus, Salmonella, tổng số bào tử nấm men, nấm mốc… Do đó tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu vi sinh cho phù hợp.

  1. Tổng số vi khuẩn hiếu khí
  2. Coliforms
  3. E.coli
  4. Staphylococcus aureus
  5. Clostridium perfringens
  6. Listeria monocytogenes
  7. Bacillus cereus
  8. Tổng số bào tử nấm men, mốc

3.5. Chỉ tiêu khác:

Một số chỉ tiêu khác cần được quan tâm như dư lượng thuốc kháng sinh và độc tố nấm mốc:

  • Dư lượng thuốc kháng sinh
  1. Họ Tetracyline: Tetracyclin; Oxytetracyclin; Chlortetracyclin
  • Độc tố nấm mốc
  1. Aflatoxin Tổng    
  2. Aflatoxin/chất (B1, B2, G1, G2)

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com