Giỏ hàng

Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm

1. Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm, nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành.

2. Sự cần thiết của kiểm nghiệm thực phẩm

2.1. Quy định bởi Luật an toàn thực phẩm

Luật an toàn thực phẩm Số 55/2010/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2010 qui định:

  • Sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
  • Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Do đó kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm

2.2.Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

  • Kiểm nghiệm thực phẩm là để đảm bảo sản phẩm thực phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu.
  • Kiểm nghiệm thực phẩm để xác định sản phẩm thực phẩm an toàn cho người sử dụng. Ví dụ:thực phẩm không chứa các vi sinh vật gây bệnh (Listeria , Salmonella, Vibio), hoá chất độc hại (ví dụ: thuốc trừ sâu, chất cấm (Aurmine O)), phụ gia thực phẩm không được phép sử dụng trong thực phẩm…

2.3. Kiểm soát chất lượng

  • Ngành công nghiệp thực phẩm có tính cạnh tranh cao và các nhà sản xuất thực phẩm đang tiếp tục cố gắng tăng thị phần và lợi nhuận, để làm được điều này, các nhà sản xuất thực phẩm phải đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, đảm bảo an toàn và bổ dưỡng. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe này, các nhà sản xuất thực phẩm cần tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm trước, trong và sau quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng tiêu chuẩn mong muốn.
  • Kiểm nghiệm thực phẩm dựa trên nguyên tắc kiểm nghiệm nguyên liệu và bán thành phẩm là một bước đi tiên quyết để tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn. Tiếp đó, kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm là hoạt động không thể thiếu để ghi nhận các thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm có thể được sử dụng để công bố sản phẩm. Kiểm nghiệm thực phẩm cho biết thuộc tính của thực phẩm để đảm bảo sản phẩm đó đáp ứng các yêu cầu pháp lý, ghi nhãn phù hợp, an toàn, có chất lượng cao, giữ được các đặc tính mong muốn đến thời điểm huỷ bỏ sản phẩm.

2.4. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm

  • Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi đáng kể trong nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm, đòi hỏi phát triển các sản phẩm không những đảm bảo chất lượng, chi phí thấp và có các chức năng hỗ trợ sức khoẻ. Các nhà sản xuất thực phẩm đã phải có các hướng phát triển, đẩy mạnh đa dạng sản phẩm mới để duy trì tính cạnh tranh trong ngành công nghiệp thực phẩm. Để đáp ứng nhu cầu này, các nhà sản xuất thực phẩm thường thuê các đội ngũ nghiên cứu phát triển, cải tiến sản phẩm hiện có và giảm chi phí sản xuất. 
  • Từ đó, các sản phẩm mới luôn cần được kiểm nghiệm để xác định sản phẩm mới có đạt yêu cầu đầu ra. Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động cần thiết để mô tả tính chất tổng thể của sản phẩm thực phẩm mới (màu sắc, kết cấu, hương vị, thời hạn sử dụng, v.v.), để xác định vai trò của mỗi thành phần và để xác định tính chất của thực phẩm bị ảnh hưởng như thế nào bởi các điều kiện xử lý và bảo quản khác nhau. Từ kết quả kiểm nghiệm thực phẩm sẽ giúp các nhà sản xuất thực phẩm điều chỉnh quy trình sản xuất và phát triển được sản phẩm tối ưu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Kiểm nghiệm những gì?

Khi kiểm nghiệm thực phẩm, thông thường sẽ tiến hành kiểm nghiệm các nhóm chỉ tiêu sau (những chỉ tiêu khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm):

  • Phân tích thành phần dinh dưỡng
  • Kiểm nghiệm kim loại nặng độc hại
  • Kiểm nghiệm sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Kiểm nghiệm thực phẩm nhập khẩu
  • Kiểm nghiệm đồ uống có cồn
  • Kiểm nghiệm ngũ cốc
  • Kiểm nghiệm bánh mứt tết
  • Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
  • Kiểm nghiệm dư lượng thuốc thú ý và chất kháng sinh
  • Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
  • Trung tâm kiểm định kiểm nghiệm thuỷ sản
  • Kiểm nghiệm dầu ăn
  • Kiểm nghiệm chất lượng thịt tươi
  • Kiểm nghiệm mật ong
  • Kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ
  • Phân tích độc tố vi nấm
  • Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
  • Đánh giá chất lượng nông sản
  • Kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
  • Kiểm nghiệm bánh trung thu
  • Kiểm nghiệm Vi sinh
  • Kiểm nghiệm Vitamins
  • Kiểm nghiệm nước
  • Kiểm nghiệm thực phẩm đóng hộp
  • Đánh giá hiệu quả của hệ thống máy tiệt trùng
  • Kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi
  • Kiểm nghiệm thực phẩm biến đổi gen

4. Đối tượng kiểm nghiệm

  • Kiểm nghiệm thực phẩm liên quan đến toàn bộ các mắt xích trong chuỗi thực phẩm và các sản phẩm liên quan đến thực phẩm:
  • Kiểm nghiệm thịt và sản phẩm thịt
  • Kiểm nghiệm sữa và sản phẩm sữa
  • Kiểm nghiệm ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc
  • Kiểm nghiệm mật ong và sản phẩm từ mật ong
  • Kiểm nghiệm thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản
  • Kiểm nghiệm rau củ quả
  • Kiểm nghiệm nước giải khát
  • Kiểm nghiệm rượu, bia
  • Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm
  • Kiểm nghiệm bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com