Giỏ hàng

Hướng dẫn lựa chọn Tủ an toàn sinh học (ATSH)

Tủ an toàn sinh học (ATSH) là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF. Nắm rõ hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học để đảm bảo an toàn trong thao tác và vận hành thiết bị với hiệu suất tối đa.

1. Câu hỏi số 1: Tủ ATSH là gì?

Tủ ATSH cung cấp một không gian làm việc sạch, thông thoáng và an toàn để thực hiện các thí nghiệm và quy trình thử nghiệm mẫu. Trong tất cả các loại Tủ ATSH, việc bảo vệ các nhà khoa học hoặc các kỹ thuật viên đang làm trong phòng thí nghiệm là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra Tủ ATSH cũng bảo vệ mẫu hoặc được thiết kế tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của quy trình thử nghiệm. Tủ sinh học được sử dụng trong các ngành y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, nuôi cấy tế bào vi sinh và nghiên cứu sinh học phân tử.

2. Câu hỏi số 2: Có bao nhiêu loại Tủ ATSH?

Về cơ bản Tủ ATSH được chia làm 3 cấp: 

  • Cấp 1: Các Tủ ATSH cấp 1 có thể có ống dẫn hoặc không có ống dẫn và bảo vệ người sử dụng và  và môi trường phòng thí nghiệm, nhưng không bảo vệ mẫu. Tủ ATSH cấp 1 là sư thay thế tiết kiệm cho Tủ ATSH cấp 2 sử dụng trong các ứng dụng không yêu cầu bảo vệ vật phẩm.
  •  Cấp 2: Các Tủ ATSH cấp 2 thực hiện các chức năng của cấp 1, cộng với bảo vệ mẫu. Tủ ATSH cấp 2 bao gồm một số danh mục phụ: Kiểu A1, Kiểu A2, Kiểu B1 và Kiểu B2. Kiểu được sử dụng thông dụng nhất hiện này trên thì trường là kiểu A2 và B2:
  1. Kiểu A2: 70% lượng không khí tuần hoàn lại không gian làm việc thông qua bộ lọc HEPA và 30% được thải ra ngoài thông qua bộ lọc HEPA.
  2. Kiểu B2: Thải 100% lượng không khí đã đi qua không gian làm việc ra bên ngoài thông qua bộ lọc HEPA
  • Cấp 3: Tủ ATSH cấp 3 phục vụ cho cấp độ cao nhất của sản phẩm, người thao tác và bảo vệ môi trường khỏi truyền nhiễm/ nguy hiểm sinh học và phù hợp với ngành vi sinh vật với các cấp độ an toàn sinh học cấp 1,2,3 hoặc 4. 

3. Câu hỏi số 3: Nguyên lý hoạt động của Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2 là gì?

Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2 là bảo vệ người sử dụng, vật liệu thí nghiệm và môi trường. Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2 là loại phổ biến nhất trong các phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh.  

Hệ thống dòng khí của Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2

  • Không khí xung quanh được hút vào qua khe phía trước kết hợp với dòng khí đi xuống tạo thành dòng khí hút vào.
  • Lưu lượng dòng khí hút vào được phân chia làm hai phần: 30% lượng khí sẽ đi ra ngoài qua bộ lọc HEPA thải và 70% lượng khí sẽ được phân bố đều trên bề mặt bộ lọc HEPA cấp tạo thành dòng khí thẳng đứng đi xuống.
  • Dòng khí xuống khi đến sát bề mặt làm việc được chia làm hai phần: một nữa sẽ hút qua khe phía trước, phần còn lại sẽ hút qua khe vách tủ và một phần nhỏ bị hút ở các góc cạnh.
  • Thiết kế tạo thành màng chắn khí phía trước giúp bảo vệ người và vật mẫu.

Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2 được thiết kế để làm việc với các tác nhân đòi hỏi mức độ an toàn sinh học từ 1 – 3. Tủ ATSH cấp 2, kiểu A2 duy trì môi trường áp suất âm bên trong tủ trong suốt quá trình vận hành nhằm tránh các tác nhân gây nhiễm thoát ra khỏi khu vực làm việc để bảo vệ người vận hành.

4. Câu hỏi số 4: Cấu tạo của Tủ ATSH học cấp 2 như thế nào?

  • Kích thước tủ: 0.7 m, 0.9 m, 1.2 m, 1.5 m và 1.8 m
  • Tiêu chuẩn thử nghiệm sảm phẩm: NSF/ANSI 49 và EN 1249
  • Mức độ sạch: Class 100/ISO 5
  • Vận tốc dòng khí qua màng lọc xuống: 0.33 m/s
  • Vận tốc dòng khí từngoài đi vào tủ: 0.5 m/s
  • Dòng khí trong tủ tuần hoàn qua màng lọc: 70% lưu thông tuần hoàn và 30% thoát ra ngoài
  • Cường độ ánh sang: > 750  Lux
  • Độ ồn: < 60 dB
  • Hiệu suất lọc: 99,995% với cở hạt 0,3 µm hoặc 99,9995% với cở hạt 0,1 µm
  • Vật liệu làm tủ: 
  1. Khung tủ: Théo sơn tĩnh điện hoặc cấu trúc Polypropylen - kháng hóa chất cao
  2. Bề mặt thao tác: Thép không gỉ 304. 
  3. Vách: Kính cường lực
  • Đèn UV 254 nm, cổ cắm điện và van khí
  • Bộ điều khiển phải có các chức năng tối thiểu sao: 
  • Cảnh báo vị trí của thao tác không đúng
  • Cảnh báo khí gió trong buồn thao tác không đạt
  • On/off cho đèn chiếu sáng, đèn UV và Quạt
  • Tốc độ gió vào ra và áp suất (nếu có)

5. Câu hỏi số 5: Sự an toàn và hiệu quả của Tủ ATSH làm sao cho phù hợp?

Bên cạnh mục đích sử dụng và mức độ an toàn sinh học, tính an toàn và hiệu quả của tủ an toàn sinh học phải được xem xét thích đáng.

  • Tiêu chuẩn kiểm tra

Các tiêu chuẩn thử nghiệm áp dụng cho Tủ ATSH là tiêu chí chính để lựa chọn Tủ ATSH. Theo tiêu chuẩn quốc tế hiên này thì có hai tiêu chuẩn được coi là đáng tin cậy nhất, National Sanitation Foundation ( NSF ) 49: 2002 và European Norm (EN) 12469. Mặc dù chúng giống nhau về quy trình thử nghiệm, NSF 49: 2002 được coi là nghiêm ngặt so với EN 12469.

  • Công thái học

Hệ thống công thái học của Tủ ATSH cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn. Công thái học của Tủ ATSH phải tạo sự thoải mái cho người dùng khi làm việc trong thời gian dài. Bảng điều khiển màn hình cảm ứng thân thiện với người dùng, tay vịn tiện dụng, bề mặt dễ làm sạch và hoạt động ít tiếng ồn là những yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn Tủ ATSH.

  • Hiệu suất năng lượng

Một khía cạnh quan trọng khác, nhưng thường bị bỏ qua là hiệu quả năng lượng của tủ. Các Tủ ATSH phải có khả năng bảo vệ tối đa nhưng ở mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu. Tủ ATSH của bạn không nên gây áp lực cho chi phí phòng thử nghiệm của bạn.

6. Câu hỏi số 6: Làm thế nào để xác nhận rằng tử ATSH đạt tiêu chuẩn?

EDC HCM đã cho ra dịch vụ Thử nghiệm và Chứng nhận Tủ an toàn sinh học dựa theo tiêu chuẩn NSF/ANSI 49 và EN 1249 để đáp ứng nhu cầu về việc đánh giá các loại Tủ ATSH cấp 2. Chúng tôi sử dụng các thiết bị hiện đại và mới nhất được sản xuất từ các hãng nổi tiếng và đáng tin cậy ở các quốc gia trên thế giới cùng phần mềm lưu trữ dữ liệu trên mỗi thiết bị. Các chỉ tiêu thử nghiệm tủ an toàn sinh học chính bao gồm:

  • Xác định độ rò rỉ màng lọc HEPA
  • Xác định hướng dòng khí
  • Đo vận tốc dòng khí cấp và hút vào.
  • Đo cường độ ánh sáng khả kiến
  • Đo UV
  • Đo độ ồn
  • Đo độ rung

Câu 7: Cách sử dụng tủ ATSH cấp 2 làm sao cho phù hợp với phòng thử nghiệm?

Sau đây là những hướng dẫn để có thể sử dụng tủ an toàn sinh học đúng cách, an toàn và mang lại hiệu quả nghiên cứu cao

  • Bước 1: kiểm tra tủ an toàn sinh học trước khi sử dụng

- Tắt đèn UV nếu đang sử dụng. Đảm bảo cửa mở tại vị trí vận hành.

- Bật đèn huỳnh quang và bật quạt hút.

- Kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí, đặc biệt là các vị trí nằm sâu phía mặt sau của tủ. Đảm bảo không có vật cản lỗ hút khí. Đọc đồng hồ đo áp suất.

- Để tủ hoạt động không bị cản trở ít nhất mười lăm phút.

- Rửa cánh tay và bàn tay kỹ bằng xà phòng.

- Mặc áo khoác phòng thí nghiệm dài tay và đeo găng tay bó sát.

  • Bước 2: Khử nhiễm trước khi sử dụng

- Lau sạch các bề mặt bên trong và các thành của tủ bằng các chất khử trùng khác canxi hypochlorite hay iodorphor, lau lại bằng cồn 70% (EtOH) trong 5 đến 10 phút để tránh làm rỗ thép không gỉ. Sau đó để khô.

  • Bước 3: Đưa vật tư thiết bị vào tủ

- Chỉ đưa các vật tư thiết bị cần thiết cho quy trình vào tủ. Không đưa quá nhiều vật tư thiết bị vào tủ.

- Không làm cản trở các lỗ hút khí trước hay phía sau tủ.

- Không nên đặt các vật lớn gần nhau. 

- Sau khi đã đưa hết vật tư vào tủ, chờ hai đến ba phút để làm sạch các tạp chất trong không khí từ khu vực làm việc có thể đi vào bên trong tủ và dòng khí ổn định trở lại.

  • Bước 4: Quá trình thao tác bên trong tủ an toàn sinh học

- Giữ tất cả các vật tư thiết bị có khoảng cách tối thiểu 10 cm so với cửa trước. Các thao tác với mẫu lây nhiễm cần đặt từ giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.

- Phân chia khu vực cho các vật tư sạch và bẩn trong tủ. Sắp xếp vật tư để giảm tối đa sự di chuyển của các vật tư nhiễm bản sang khu vực đặt các vật tư sạch. Vật tư sạch nên xếp bên trái, vật tư nhiễm bẩn nên xếp bên phải, vùng thao tác ở giữa.

- Giữ tất cả vật tư nhiễm bẩn ở sát phía trong tủ.

- Tránh di chuyển nhanh các thiết bị, cánh tay nhanh quá mức hay ra ngoài cửa tủ.

- Tránh sử dụng các kỹ thuật hoặc quy trình làm gián đoạn dòng không khí bên trong tủ. Hạn chế tối đa di lại trong phòng hay mở cửa phòng thí nghiệm khi đang sử dụng tủ an toàn sinh học.

- Sử dụng que cấy, que trang, kim cấy loại đã tiệt trùng dùng 1 lần. Hoặc sử dụng thiết bị tiệt trùng que cấy bằng điện. Tránh sử dụng ngọn lửa.

- Nếu có sự cố tràn hoặc vỡ, rơi rớt trong quá trình sử dụng, nhanh chóng lau chùi và khủ trùng các bề mặt tiếp xúc với mẫu nhiễm nhằm ngăn chặn việc phát tán. Tất cả các vật dụng trong tủ phải được khử trùng bề mặt trước khi đưa ra khỏi tủ kể cả trong trường hợp khẩn cấp.

- Khóng bịt lỗ hút khí khi sử dụng tủ an toàn sinh học

- Khóng đặt vật bịt lỗ hút khí khi sử dụng tủ an toàn sinh học

  • Bước 5: Làm sạch không khí bên trong sau khi sử dụng:

- Khi công việc đã hoàn thành, tiếp tục để tủ an toàn sinh học vận hành không bị tác động gì trong thời gian ba đến năm phút để làm sạch các tạp chất trong không khí trong tủ trước khi lấy vật tư thiết bị ra.

  • Bước 6: Lấy vật tư thiết bị ra khỏi tủ:

- Các vật dụng bị ô nhiễm dùng một lần, bao gồm cả găng tay sau khi sử dụng, nên được đặt vào trong hộp kín hay túi hấp tiệt trùng đặt bên trong tủ trước khi lấy ra

- Các vật tư thiết bị tái sử dụng đã tiếp xúc với mẫu nhiễm bẩn phải được khử trùng bề mặt trước khi lấy ra khỏi tủ.

- Tất cả các khay đựng hay thùng chứa mở phải được che phủ kín trước khi lấy ra khỏi tủ.

  • Bước 7: Khử nhiễm bề mặt sau khi sử dụng

- Lau sạch các bề mặt bên trong của tủ bằng thuốc khử trung hay chất khử trùng theo qui định. Sau đó là lau bằng cồn 70% để ngăn hư hại thép không gỉ và để khô.

  • Bước 8: Tắt đèn huỳnh quang và quạt hút.

Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất:

  • Trung tâm Đào tạo & Phát triển Sắc ký (EDC-HCM)
  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com