Giỏ hàng

THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA LÝ

1. Phòng thí nghiệm Hóa lý là gì?

Phòng thí nghiệm Hóa lý là nơi được lập ra nhằm mục đích phân tích, nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Và đây cũng là nơi sản sinh ra các công trình khoa học. thiết bị phòng thí nghiệm Hóa lý gồm các máy móc dành cho việc nghiên cứu, các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm dành cho việc nghiên cứu với đồ bảo hộ an toàn, được thiết kế an toàn.

Ngày nay, khi khoa học tiến bộ, thì việc các trường đại học, kể cả trường trung học phổ thông cũng đang trang bị cho giáo viên cũng như học sinh phòng thí nghiệm Hóa lý đạt tiêu chuẩn. Và có thể nói, phòng thí nghiệm Hóa lý là nơi mà nhiều phát minh khoa học đã ra đời.

2. Tiêu chuẩn xây dựng phòng thí nghiệm Hóa lý

Tiêu chuẩn xây dựng phòng thí nghiệm yêu cầu để thiết kế nên một phòng thí nghiệm xoay quanh việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và phù hợp với điều kiện của cá nhân/ tổ chức thành lập nên phòng thí nghiệm đó.

Các yêu cầu đảm bảo được kể đến như: 

  • Vị trí phòng lab
  • Bố trí các cửa chính, thoát hiểm
  • Bố trí các thiết bị phù hợp, xem xét kỹ các thông số kỹ thuật
  • Đánh giá rủi ro của các nguồn chất thải
  • Các cảnh báo nguy hiểm trong phòng thí nghiệm

 

3. Quy trình 7 bước thiết kế phòng thí nghiệm vi sinh theo chuẩn quốc tế

Bước 1: Tiếp nhận và xem xét yêu cầu

  • Nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận yêu cầu ban đầu của khách hàng thông qua các kênh mà khách hàng liên hệ với EDC-HCM.
  • Tư vấn sơ bộ cho khách hàng: tư vấn sơ bộ về các thông tin ban đầu về phong cách thiết kế, bố trí không gian tối ưu, lựa chọn vật liệu thiết bị phụ kiện phù hợp với mong muốn của chủ nhà cũng như tình hình tài chính, quy trình làm việc, điều khoản hợp đồng… nhằm giúp chủ đầu tư có các quyết định chính xác ngay từ ban đầu làm việc với EDC-HCM
  • Hẹn địa điểm và thời gian để khách hàng và EDC-HCM gặp trao đổi trực tiếp về quy trình thiết kế nội thất.

Bước 2: Khảo sát hiện trạng công trình

Ở giai đoạn khảo sát hiện trạng. Đội ngũ kỹ thuật của EDC-HCM sẽ trực tiếp đến công trình cần thiết kế thi công nội thất và khảo sát theo checklist như sau:

  • Chụp ảnh, quay phim không gian và hiện trạng công trình
  • Ghi chú các cột bê tông, sàn và tường chịu lực
  • Ghi chú các vị trí cấp thoát nước
  • Tính toán, đo đạc độ cao trần nhà
  • Đánh dấu vị trí, độ cao các ổ cắm và công tắc điện
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt cục nóng lạnh (máy lạnh, máy năng lượng mặt trời)
  • Làm việc theo các quy định với ban quản lý
  • Check in tại vị trí công trình

Tùy thuộc vào hiện trạng, thể loại cũng như diện tích của công trình cần khảo sát. EDC-HCM sẽ tính toán và đưa ra phương án thiết kế phù hợp theo đúng thể loại công trình.

Bước 3: Lắp đặt và bàn giao nội thất, thiết bị và vật tư phòng thí nghiệm

  • Xây dựng cơ bản và cải tạo phần thô
  • Lắp đặt nội thất và thi công điện nước
  • Bàn giao thiết bị, môi trường vi sinh và vật tư tiêu hao phục vụ cho kiểm nghiệm
  • Hoàn thiện, vệ sinh và lau dọn sạch sẽ
  • Bàn giao phòng thí nghiệm vi sinh hoàn thiện cho khách hàng và gửi biên bản bảo hành thiết bị.

Bước 4: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

Sau khi chính sách chất lượng đã được Lãnh đạo cao nhất phê duyệt thì lập kế hoạch xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng là bước thứ hai mà phòng thí nghiệm cần phải làm. Một kế hoạch hoàn thiện phải đạt được sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 17025 cũng như đáp ứng những mong đợi kết quả chất lượng do chính tổ chức đề ra. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:

  • Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về chất lượng mà phòng thí nghiệm phải tuân thủ
  • Xác định các khía cạnh chất lượng có ảnh hưởng tới tổ chức
  • Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý chất lượng nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

Bước 5: Đào tạo 

  • Các quy trình sau khi hoàn thành, thống nhất sẽ được vận hành và áp dụng thử tại các bộ phận.
  • Phổ biến để mọi nhân viên trong PTN nhận thức đúng, đủ về ISO 17025.
  • Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
  • Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể.
  • Trong khoảng thời gian này, các phương pháp đã được thiết lập cũng sẽ được đánh giá về mặt kỹ thuật. Thời gian cho việc đánh giá phương pháp nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ nhân sự, sự sẵn có của mẫu thử, hóa chất, thiết bị và số lượng phép thử dự kiến công nhận …

Bước 6: Đào tạo kỹ năng đánh giá nội bộ, Đánh giá nội bộ/xem xét của lãnh đạo

Đánh giá nội bộ và công đoạn tự kiểm tra lại:

  • Sự phù hợp của các quy trình tài liệu đã ban hành
  • Sự tuân thủ của nhân sự
  • Hiệu lực của hệ thống

Xem xét của lãnh đạo là công đoạn chuẩn bị cuối cùng để trước khi nộp hồ sơ đánh giá công nhận. Đây cũng là thời điểm lãnh đạo nhìn nhận lại hệ thống, có điều chỉnh, bổ sung nguồn lực cần thiết cũng như ra quyết định thời điểm nào có thể nộp hồ sơ đăng ký công nhận

Bước 7: Đăng ký công nhận, Đánh giá và chỉnh sửa hệ thống (nếu có)

Việc xây dựng, áp dụng, vận hành hệ thống QLCL không đồng nghĩa với việc tạo ra hệ thống QLCL không có lỗi. Hệ thống QLCL chỉ giúp chúng ta phát hiện và kiểm soát các điểm không phù hợp và ngăn ngừa nó tái diễn.

Các điểm không phù hợp có thể được phát hiện trong đánh giá công nhận và cần được khắc phục theo quy định.

Quá trình nộp hồ sơ, đánh giá, khắc phục điểm không phù hợp sẽ phụ thuộc vào chất lượng hệ thống và quá trình xử lý hồ sơ của đơn vị công nhận


Liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng về:

  • Chỉ tiêu hiệu chuẩn, thử nghiệm.
  • Các chương trình đào tạo.
  • Tư vấn và báo giá thử nghiệm thành thạo.
  • Dịch vụ Hỗ trợ kỹ thuật (Thiết kế phòng thử nghiệm vi sinh, thẩm định kho lạnh, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng,...).

Hãy cùng chúng tôi tạo nên sự khác biệt về chất lượng và uy tín cho sản phẩm của bạn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN SẮC KÝ (EDC-HCM)

  • Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Kỉnh, P. Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
  • Hotline: (028) 2232 4268
  • Email: cskh@edchcm.com