Giỏ hàng

Hỏi đáp về thử nghiệm thành thạo

Từ năm 2010, EDC-HCM đã được chấp nhận là đơn vị cung cấp chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT) cho Vinalab với mã là Vinalab-PT1. Trải qua hơn 10 triển khai và vận hành các hoạt động thử nghiệm thành thạo, EDC-HCM là đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo uy tín nhất tại Việt Nam với số lượng chương trình nhiều nhất mỗi năm (hơn 200 chương trình/năm), các chương trình đa dạng về nền mẫu (thực phẩm, nước, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thép, than…). Nhiều chương trình có yêu cầu kĩ thuật cao với các chỉ tiêu hiếm gặp như: bệnh thủy sản, bệnh động vật, kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm…. EDC-HCM cam kết “không hủy, không hoãn” các chương trình, cam kết luôn bảo mật thông tin của khách hàng, đảm bảo tính khách quan và thời gian ban hành báo cáo để kịp thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

  • EDC-HCM cung cấp thêm các câu hỏi thường gặp về Thử nghiệm thành thạo:

1. THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO (TNTT) LÀ GÌ?


Thử nghiệm thành thạo (TNTT) hay PT (proficiency testing) là phương thức đánh giá năng lực PTN bằng cách so sánh kết quả thực hiện các phép đo hoặc phép thử giữa các PTN trên cùng một mẫu thử hoặc trên các mẫu thử tương tự nhau trong những điều kiện đã được định trước. Nói cách khác, các PTN khi tham gia một chương trình TNTT sẽ được gửi các mẫu thử như nhau để phân tích một hoặc một vài chỉ tiêu và Ban tổ chức sẽ dựa vào kết quả phân tích này để đánh giá sự thành thạo trong việc thực hiện phép thử đó của PTN.

2. LỢI ÍCH CỦA TNTT?


Đối với PTN: - Hỗ trợ PTN cam kết và chứng minh các vấn đề về chất lượng; - Động lực để nâng cao/cải tiến năng lực thực hiện thử nghiệm; - Hỗ trợ cho việc công nhận/chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng; - Hỗ trợ PTN nhận diện các vấn đề chất lượng trong thử nghiệm; - Hỗ trợ PTN đánh giá phương pháp và thiết bị mới; - Hỗ trợ PTN đào tạo nhân viên; - PTN nhận được thông tin phản hồi và tư vấn kỹ thuật hữu ích từ ban tổ chức (báo cáo, bản tin, các cuộc hội thảo); - Một số lợi ích gián tiếp khác: đảm bảo uy tín, bảo vệ, phòng ngừa việc mất danh tiếng do thực hiện thử nghiệm kém. Đối với các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý - Hỗ trợ hoạt động xem xét năng lực thử nghiệm của các PTN trực thuốc; - Hỗ trợ lựa chọn PTN chỉ định hoặc PTN đối chứng.

3. CÁC PTN CÓ BẮT BUỘC PHẢI THAM GIA TNTT HAY KHÔNG?


TNTT là một trong những công cụ để kiểm soát chất lượng của các PTN. Ngoài TNTT, PTN cũng có thể sử dụng các công cụ khác để theo dõi năng lực thử nghiệm của mình. Thực tế, theo chính sách của các cơ quan công nhận như BOA của Việt Nam, A2LA, ILAC cũng chỉ dừng lại ở mức khuyến nghị việc sử dụng TNTT để tự theo dõi năng lực thử nghiệm của mình chứ không bắt buộc.Tuy nhiên, do tính khách quan, độc lập và dễ thực hiện của mình nên TNTT ngày càng được các PTN sử dụng rộng rãi hơn là các công cụ đảm bảo chất lượng khác.